Bị rạn da phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều người. Tình trạng này thường xuất hiện ở những vùng da yếu do bẩm sinh hoặc vừa trải qua một cuộc phẫu thuật nào đó. Bạn không nên lo lắng quá khi tình trạng này xuất hiện bởi nó không ảnh hưởng đến sức khỏe mà chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ của cơ thể. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé.
Béo phì và khi mang thai rất dễ bị rạn da
Cấu tạo của da bao gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Rạn da xảy ra ở lớp giữa, nơi mà sự đàn hồi ở da giúp da luôn ở hình dạng vốn có của nó. Khi lớp này bị kéo giãn trong một thời gian dài như thời gian thừa mỡ hoặc mang thai, da mất sự đàn hồi do bị gãy, làm đứt các tổ chức liên kết cấu tạo bởi các sợi collagen và elastin và hậu quả là bạn bị rạn da.
Một trường hợp nữa là khi các hooc môn trong cơ thể thay đổi quá nhanh và nó không thích ứng với sự phát triển của các tế bào da cũng sẽ khiến cho bạn bị rạn da. Cơ thể phát triển quá nhanh cũng là bạn đạp giúp rạn da phát triển nhanh hơn.
Khi bị rạn da biểu hiện như thế nào?
Những đám nhỏ trên bề mặt da tạo thành vệt dài nhưng không gây ra cảm giác đau hoặc ngứa ngáy gì. Vị trí rạn da thường gặp ở đầu gối, bụng, đùi, bẹn, hông, mông, bắp chân, khuỷu tay, thắt lưng.
Cách phòng tránh?
Phương pháp duy nhất có thể làm vùng da bị rạn trở lại bình thường là cắt bỏ lớp da rạn, làm căng da hay ghép da thay thế vùng bị rạn bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Người ta có thể làm mờ vết rạn bằng các loại thuốc bôi có chứa tretinoin, lécithine, các dầu thiên nhiên, các vitamine C, E...